Với một người đã quen với việc không thể thiếu ly cà phê buổi sáng, nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, liệu có cần thiết phải từ bỏ caffein?
Đúng là cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Một nghiên cứu đã tiết lộ rằng uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu đã mô tả rằng thậm chí uống 1 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. đường.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy cà phê giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
Nhưng caffein làm tăng lượng đường trong máu
Tiến sĩ Jyoti Khaniojh, chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Max Super Specialty, Patparganj (Ấn Độ) cho biết: Caffeine có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ tác dụng của caffein đối với lượng đường trong máu.
Pavithra N Raj, chuyên gia dinh dưỡng trưởng tại Bệnh viện Manipal, Yeshwantpur, Bangalore (Ấn Độ), giải thích: Cà phê có chứa caffein, polyphenol và các khoáng chất như magie và crom. Riêng caffein có thể làm giảm độ nhạy insulin vì caffein là một yếu tố ức chế. Nó ức chế hoạt động của một protein gọi là adenosine. Trong khi adenosine đóng vai trò quan trọng đối với lượng insulin được sản xuất trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 200 miligam caffein sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu (tương đương với 1-2 tách cà phê), theo NDTV.
Vậy bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đối với người bệnh tiểu đường, uống 2 cốc cà phê không đường mỗi ngày có thể an toàn. Chỉ cần 1-2 cốc mỗi ngày sẽ không gây hại nhiều cho người bệnh tiểu đường, nhưng tránh thêm đường, sữa.
Tuy nhiên, bà Pavithra N Raj nhấn mạnh, tốt nhất những bệnh nhân này nên kiêng cà phê, bởi nó sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Tốt hơn hết, người bệnh tiểu đường nên tránh uống cà phê và có thể thay thế bằng trà, trà xanh hoặc trà chanh không đường. Những thức uống này cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo NDTV.