TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nằm trong top 10 thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất Đông Nam Á, theo dữ liệu năm 2025 của Numbeo.
Dựa theo Chỉ số Chi phí sinh hoạt năm 2025 của Numbeo, Thủ đô Singapore của “Đảo quốc sư tử” là thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á – Ảnh: The Scarlet Singapore
Theo dữ liệu mới nhất từ Chỉ số Chi phí sinh hoạt năm 2025 của nền tảng toàn cầu Numbeo, hai thành phố lớn của Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã chính thức góp mặt trong danh sách top 10 thành phố đắt đỏ nhất khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Điều này phản ánh rõ nét xu hướng tăng chi phí tiêu dùng tại các đô thị lớn, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và dòng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào bất động sản và du lịch.
Dẫn đầu bảng xếp hạng là Singapore, với chỉ số chi phí sinh hoạt ở mức 79,1, bỏ xa các thành phố còn lại. Xếp sau lần lượt là Phuket (38,1) và Bangkok (37,1) của Thái Lan, và Phnom Penh (36,9) – Thủ đô Campuchia. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Manila (34,3), Pattaya (33,6), Kuala Lumpur (33,3), TP. Hồ Chí Minh (28,5), Jakarta (28,4) và Hà Nội (27,7).
Hà Nội đứng dưới TP. Hồ Chí Minh 2 bậc trong bảng xếp hạng top 10 thành phố đắt đỏ nhất khu vực ASEAN năm nay – Ảnh: Tạp chí Tài chính
Khoảng cách giữa Singapore và các thành phố còn lại cho thấy sự chênh lệch rất lớn về chi phí sinh hoạt trong khu vực, trong đó nhà ở là yếu tố chi phối hàng đầu. Đặc biệt, các khu vực có tốc độ phát triển hạ tầng nhanh chóng hoặc có sự gia tăng đầu tư nước ngoài thường ghi nhận mức giá thuê và chi phí sinh hoạt tăng nhanh.
Khám phá thiên đường biển Thái Lan (Phuket)
Tại Phnom Penh, một căn hộ một phòng ngủ tại trung tâm có giá thuê trung bình khoảng 400 USD/tháng, trong khi một bữa ăn đơn giản có giá khoảng 3 USD. Theo Numbeo, các chỉ số chi tiết tại Thủ đô Campuchia gồm: thuê nhà (11,6), hàng tạp hóa (43,9), giá nhà hàng (27,1) và sức mua địa phương (26,6). Những chỉ số này thể hiện một thực tế: giá cả tại các đô thị lớn ngày càng tăng nhanh, trong khi thu nhập của người lao động – đặc biệt là trong khu vực phi chính thức – chưa theo kịp.
Ông Seun Sam, chuyên gia phân tích chính sách tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), cho rằng:
“Phần lớn hàng tiêu dùng ở Campuchia là hàng nhập khẩu, bị đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế đặc biệt, khiến giá cả tăng cao. Mặc dù giá tại Phnom Penh tương đương với Thái Lan hay Malaysia, nhưng thu nhập của người dân lại thấp hơn rất nhiều.”
Ông cũng cảnh báo về khoảng cách thu nhập lớn giữa các vùng đô thị và nông thôn ở Campuchia. Một người lao động tại tỉnh chỉ kiếm được số tiền tương đương chưa đủ mua hai ly cà phê Starbucks ở Phnom Penh – minh họa rõ nét cho sự phân hóa thu nhập và chi tiêu.
Anola Travel mang đến giải pháp tốt nhất khi du khách muốn khám phá Phnom Penh – Cambodia nhưng không thông thạo tiếng Cambodia, hay tiếng Anh. Hướng dẫn viên tiếng Việt tại Phnom Penh Cambodia sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời khi quý khách đến với đất nước này.
Không riêng Campuchia, xu hướng chi phí sinh hoạt tăng nhanh nhưng thu nhập không tỷ lệ thuận cũng đang xuất hiện ở nhiều quốc gia Đông Nam Á. Ông Tom Goh, chuyên gia kinh tế chia sẻ với Khmer Times, nhận định: “Khi chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn thu nhập, đặc biệt ở các thành phố chịu áp lực đô thị hóa và du lịch, sẽ khiến nhóm thu nhập thấp bị tổn thương nghiêm trọng.”
Một số tổ chức như Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP) cũng cảnh báo rằng số lượng người nghèo đô thị đang tăng lên nhanh chóng, trong khi hệ thống an sinh xã hội chưa đủ mạnh để bảo vệ các nhóm dễ tổn thương.
Đối với Việt Nam, việc TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội xuất hiện trong bảng xếp hạng lần này không chỉ phản ánh tốc độ đô thị hóa nhanh, mà còn đặt ra bài toán về cân đối giữa phát triển kinh tế và chất lượng sống cho người dân đô thị. Điều này cũng đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần sớm có giải pháp về nhà ở, chi phí tiêu dùng và mức lương tối thiểu để đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển.